Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản Bạn Nên Áp Dụng
Để trở thành người lao động làm việc tại một quốc gia khác là một điều không hề dễ dàng. Đặc biệt là với những đất nước luôn có yêu cầu cao về lao động như Nhật Bản. Ngoài việc chuẩn bị tài chính và ngôn ngữ, việc làm sao để qua vòng thi đơn hàng cũng là một trong những việc đòi hỏi sự kiên trì và thời gian. Hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản dưới đây để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn của mình.
Kinh Nghiệm Khi Đi Phỏng Vấn Đi Nhật Dành Cho Người Lao Động
1.Chuẩn Bị Trang Phục Và Tác Phong Trước Khi Phỏng Vấn
Không chỉ với văn hóa Nhật Bản, các quốc gia khác cũng vô đều vô cùng coi trọng cách ăn mặc của bạn trong buổi phỏng vấn. Chìa khóa cho trang phục ở đây chính là “phù hợp”. Vậy thế nào là trang phục phù hợp? Đó chính là những bộ đồ thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng cũng như sự chuyên nghiệp của bạn. Cần tránh nhuộm tóc hoặc kiểu tóc quá cầu kỳ. Trang sức quá lộng lẫy cũng không nên sử dụng trong buổi phỏng vấn. Ngoài trang phục, tác phong cũng là một điểm cần lưu ý. Bạn cần thể hiện sự tự tin, tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc cũng như tính kỷ luật.
2.Cách Cúi Người Chào
Trong văn hóa của người Nhật, việc chào hỏi trong buổi phỏng vấn đi Nhật đúng cách luôn được xem trọng. Vậy cúi người chào như thế nào thì hợp lý và đúng lễ nghi?
Trong văn hoá cúi chào của người Nhật thường có 3 cấp độ: 15°,30°,45°. Người Nhật cúi chào theo các mức độ khác nhau tùy vào sự thân thiết. Cấp độ lịch sự nhất là cúi chào 45°. Khi chào hỏi hay trong buổi phỏng vấn, bạn nên thể hiện khuôn mặt tươi cười. Hướng mắt nhìn vào vùng giữa hai chân mày của đối phương. Tránh nhìn thẳng vào mắt.
Một Vài Câu Hỏi Trong Buổi Phỏng Vấn Bạn Cần Nắm
1.Hãy Giới Thiệu Về Bản Thân
Đây luôn là câu hỏi mở đầu trong các buổi phỏng vấn. Bài giới thiệu bản thân không nên quá dài dòng, cần chú trọng vào những điểm chính như tên, tuổi, quê quán. Luôn thể hiện sự vui vẻ, tự nhiên trên gương mặt là điểm cộng đầu tiên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
2.Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Của Bạn Là Gì?
Về ưu điểm, hãy trả lời một cách thật thoải mái, tránh nói quá nhiều về bản thân. Việc khen bản thân quá nhiều sẽ trở thành một đòn tấn công ngược. Điều này biến bạn thành người không khiêm tốn, thích khoe khoang, gây mất thiện cảm đối với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn đi Nhật. Ngoài ra, nếu bạn có nhiều ưu điểm, hãy cân nhắc lựa chọn thật kỹ. Lưu ý chọn những ưu điểm liên quan đến công việc. Học hỏi nhanh, biết lắng nghe, chịu khó, trung thực,… là những ưu điểm luôn được coi trọng.
Còn khi nói về nhược điểm bạn nên nói những điểm yếu không liên quan đến công việc mình đang ứng tuyển. Bạn hãy trả lời những điểm yếu nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng chất lượng công việc như: chưa nắm rõ về một lĩnh vực nào đó hay giải quyết công việc còn chậm. Tránh những nhược điểm biến bạn trở thành người không cẩn thận trong mắt nhà tuyển dụng.
3.Bạn Đã Từng Làm Công Việc Gì Và Lý Do Nghỉ Việc
Điều đầu tiên cần lưu ý đó là nói về công việc cũ bằng thái độ tiêu cực. Không kể xấu chủ cũ, đồng nghiệp cũ hay môi trường làm việc cũ dù nó có thực sự không tốt. Không nên nói tiền lương thấp nên bạn nghỉ việc. Thay vào đó, bạn có thể nói rằng bạn nghỉ việc do những giá trị bạn đóng góp không được coi trọng.
4.Lý do gì bạn ứng tuyển vào công việc này?
Với câu hỏi này bạn không nên thẳng thắn trả lời rằng lý do nằm ở mức lương tốt. Đây sẽ là câu trả lời bị mất điểm trong khi phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bởi lẽ, nếu như mức lương của xí nghiệp không cao như bạn muốn, sẽ nảy sinh vấn đề. Đây là điều mà các doanh nghiệp tại Nhật không hề mong muốn.
Các bạn có thể trả lời theo một trong các gợi ý sau:
- Đây là công việc tôi yêu thích
- Công việc này cho tôi trải nghiệm mới mẻ
- Tôi có thể học tiếng Nhật qua công việc này
- Tôi muốn tìm hiểu thêm về con người và văn hóa Nhật Bản
"Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?"
Trong trường hợp này bạn lưu ý cần đưa ra hỏi thật ngắn gọn đến những vấn đề quan trọng. Điều này chỉ nhằm thể hiện bạn vô cùng quan tâm tới công việc trong mắt nhà tuyển dụng. Lưu ý thêm, các vấn đề liên quan đến mức lương, bạn không nên đề xuất ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên. Đôi khi câu hỏi này sẽ gây ra tác dụng ngược không mong muốn.
Cuối cùng bao giờ đừng quên nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng Nhật Bản, bạn có thể nói:” Xin cảm ơn và xin hay giúp đỡ, tôi vô cùng mong muốn có cơ hội được làm việc cùng quý công ty”.