Vay Tiền Đi Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản - Ở Đâu Và Như Thế Nào?

Tiền bạc không phải là tất cả, nhưng nếu không có nó thì khó mà đạt được nhiều thứ. Điều này hoàn toàn đúng khi đặt vào trường hợp những sinh viên, người lao động Việt Nam muốn tìm đường đến với “giấc mơ Nhật Bản”. Một giải pháp cho vấn đề này chính là các chính sách vay vốn ngân hàng đi XKLĐ Nhật Bản. Vậy hãy tham khảo bài viết sau để nắm rõ hơn về các chính sách vay tiền đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của nhiều ngân hàng hiện nay.

Top Ngân Hàng Cho Vay Tiền Đi Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản

1. Ngân hàng chính sách xã hội

  • Đối tượng được cho vay: để được vay vốn tại đây, người lao động phải nằm trong diện chính sách, con thương binh, liệt sĩ…
  • Khoản vay: người lao động khi tham gia các chương trình xuất khẩu sang Nhật sẽ được hỗ trợ vay tối đa 80% khoản tiền hợp đồng.
  • Thời hạn: bằng với thời gian xuất khẩu lao động có trong hợp đồng
  • Lãi suất: 0.5%/tháng
  • Ngân hàng chính sách không yêu cầu bảo lãnh thế chấp
  • Các loại giấy tờ cần khi thực hiện vay vốn: giấy xác nhận diện chính sách; hợp đồng xuất khẩu lao động

2. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank

  • Đối tượng được cho vay: bất kỳ ai có nhu cầu tham gia chương trình XKLĐ. Đối với diện hộ gia đình, chủ hộ sẽ là người đứng ra vay vốn. Nếu vay cá nhân, ngân hàng sẽ yêu cầu thế chấp theo quy định.
  • Khoản vay: tối đa 80% chi phí XKLĐ được quy định trong hợp đồng lao động
  • Thời hạn: tương đương thời gian ghi trong hợp đồng xuất khẩu
  • Lãi suất: được quy định theo lãi suất hiện hành
  • Thế chấp: yêu cầu một bên thứ ba thực hiện bảo lãnh hoặc có tài sản thế chấp

Gia đình nông thôn với khoản vay dưới 20 triệu: không cần thế chấp

Yêu cầu vay tối đa 70% số tài sản thế chấp

  • Các loại giấy tờ cần mang theo khi thực hiện vay vốn: Sổ hộ khẩu, CMND người vay (nếu theo diện gia đình), giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng lao động nước ngoài, giấy đảm bảo vay tiền…


3. Ngân hàng Công thương VietinBank

  • Đối tượng cho vay: Không có bất kỳ nợ xấu nào; dưới 60 tuổi đối với người đi vay theo diện gia đình và dưới 50 tuổi với đối tượng lao động cá nhân
  • Khoản vay: nhiều nhất 70% so với chi phí cần thiết ghi trong hợp đồng XKLĐ
  • Thời hạn: tối đa bằng với thời gian tham gia chương trình lao động xuất khẩu
  • Lãi suất: được thương lượng trong quá trình thực hiện vay vốn
  • Thế chấp: khoản vay tối đa 70% tài sản thế chấp
  • Các loại giấy tờ quan trọng: Đơn đề nghị vay vốn, hợp đồng lao động xuất khẩu, giấy tờ chứng minh tài sản,...

Các Thủ Tục Vay Vốn Ngân Hàng Đi XKLD Nhật Bản

Để đỡ mất thời gian cũng như công sức trong các thủ tục vay tín chấp đi XKLĐ, người vay nên nắm rõ những quy định, quy trình cũng như giấy tờ cần thiết cho công việc vay vốn của mình. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi thực hiện vay vốn ngân hàng đi XKLD Nhật Bản.

1. Các giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị

  • Đối với diện vay theo gia đình: sổ hộ khẩu, thẻ căn cước/CMND của người trực tiếp vay vốn; giấy đề nghị vay vốn của chủ hộ. Các giấy tờ này sẽ được phía ngân hàng đối chiếu và xác thực
  • Đối với diện vay vốn cá nhân: CMND, giấy đề nghị vay vốn 
  • Hợp đồng lao động xuất khẩu
  • Giấy tờ về tài sản hoặc giấy ủy quyền về tài sản đảm bảo
  • Giấy tờ cam kết trả nợ

2. Các quy trình pháp lý cần nắm rõ

  • Cách thức cho vay: có 2 phương pháp cho vay tại các ngân hàng là cho vay thông qua chủ hộ gia đình của người đi XKLĐ hoặc cho vay trực tiếp
  • Thời hạn khoản vay: có 2 yếu tố quyết định đến thời hạn khoản vay mà người đi XKLĐ có thể nhận được đó là khả năng trả nợ (bao gồm tiền lương của người lao động và khả năng trả nợ của gia đình) và nguồn lực của ngân hàng. Tuy nhiên, thời hạn vay tiền đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ không vượt quá thời hạn hợp đồng làm việc
  • Loại tiền: thông thường, ngân hàng sẽ cho vay dưới hình thức tiền VNĐ. Tuy nhiên, nếu khách hàng có yêu cầu, ngân hàng sẽ bán ngoại tệ theo tỷ giá ngoại hối quy định
  • Số tiền vay sẽ được chuyển trực tiếp cho người lao động

Đối Tượng Lao Động Ưu Tiên Được Vay Tín Chấp Đi XKLĐ

Vay tín chấp là phương thức vay không cần đến tài sản thế chấp đảm bảo. Đây là một chính sách vay hỗ trợ được nhiều ngân hàng thực hiện. Có một số đối tượng lao động xuất khẩu được hỗ trợ chính sách này với lãi suất ưu đãi trên, gồm: 

  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo từng thời kỳ
  • Dân tộc thiểu số
  • Có thân nhân là người có công với Cách mạng
  • Bị thu hồi đất hoặc có quyết định thu hồi đất trong vòng 5 năm 
  • Người lao động thuộc diện hộ gia đình bị Nhà nước thu hồi đất
  • Hộ khẩu thường trú trên 12 tháng ở các khu vực nghèo


Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết cho quy trình vay tiền đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Mong ràng với việc nắm rõ các quy định sẽ giúp quá trình vay vốn được diễn ra thuận lợi, tránh rủi ro ảnh hưởng đến quyết định đi XKLĐ của người lao động.